Nên nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn
Mục lục nội dung
Lần đầu làm cha mẹ thường lúng túng không biết khi nào nên nhổ răng hàm cho bé. Nếu như nhổ răng hàm cho bé sớm có thể sẽ gây nên nhiều hệ lụy vì xương hàm sẽ thiếu phát triển, các răng còn lại bị xô lệch, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch vì thiếu chỗ. Có khá nhiều trường hợp mầm răng vĩnh viễn khi mọc lên bị xô lệch, khấp khểnh nếu nhổ răng hàm cho bé quá sớm. Việc nhổ răng hàm sớm sẽ có tác động rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của các bé sau này. Vậy thời điểm thích hợp nhổ răng hàm cho bé là khi nào?
Nhổ răng hàm cho bé khi nào?
Thời gian mọc răng của bé từ 6 tháng và hoàn tất khi trẻ được 9-10 tuổi. Có những trường hợp quá trình thay răng sữa đôi khi cũng diễn ra song song với mọc răng vĩnh viễn. Những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng chỉ mới có thể tiêu một phần, việc nhổ các răng hàm sữa này có thể ôm các mầm răng vĩnh viễn, do đó nếu nhổ răng thì rất có thể là nhổ luôn mầm răng vĩnh viễn. Nếu như răng của bé bị sâu nhẹ hay sứt mẻ thì hoàn toàn có thể tiến hành hàn trám tạm thời thay vì nhổ răng. Thao tác trám đơn giản sẽ giúp bảo tồn răng thật, đảm bảo cho bé ăn nhai tốt trong vòng vài năm trước khi thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy, nhổ răng hàm cho bé khi nào?
- Khi trường hợp răng hàm lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc hoặc răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên trên.
- Khi răng hàm bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng, nên nhổ để tránh thiểu sản men cho mầm răng.
- Nên nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn.
- Nhổ những răng bị tủy răng đã bị hoại tử, lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho vùng lân cận.
Các bước nhổ răng hàm cho bé ra sao?
Các bước nhổ răng hàm cho bé:
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại của trẻ
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại của trẻ. Phụ huynh cũng được bác sĩ cho tư vấn về phương pháp điều trị, xác định vị trí răng, số lượng cần nhổ một cách chuẩn xác trước khi tiến hành nhổ răng cho trẻ.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê, loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, sát khuẩn khoang miệng để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu khi nhổ răng.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành nhổ răng cho trẻ trong phòng nha vô trùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Toàn bộ quá trình được thực hiện theo đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa, giúp vết thương nhanh hồi phục, không gây đau đớn.
- Bước 4: Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ tại nhà, những thực phẩm nào nên và không nên ăn.
Lưu ý gì khi nhổ răng hàm cho bé?
Trẻ em rất nhạy cảm các bậc phụ huynh nên giải thích để bé hiểu việc nhổ răng sẽ không đau chút nào, tạo cho bé tâm lý thoải mái. Lưu ý gì khi nhổ răng hàm cho bé. Cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Nếu bé không muốn nhai thức ăn do răng bị lung lay hay vừa nhổ thì bạn có thể cho bé ăn cháo hay các món súp, sử dụng các thực phẩm mềm. Không để bé chờ đợi quá lâu hay nhìn thấy các bé khác nhổ răng vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Thực hiện việc nhổ răng sữa của bé theo đúng thời điểm và đúng quy trình.
Trẻ em rất nhạy cảm, vì thế khi bé nhổ răng sữa thì các bậc phụ huynh nên giải thích để bé hiểu việc nhổ răng sẽ không đau chút nào
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ nha khoa. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng uy tín và đáng tin cậy. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin thật kỹ để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất.