Trả lời cho câu hỏi khi nào nhổ răng hàm dưới, thì có một số trường hợp cần thiết phải nhổ răng hàm
Mục lục nội dung
Chỉ định nhổ răng hàm dưới khiến nhiều khách hàng lo lắng sau khi được thăm khám răng miệng. Chần chừ trước quyết định có nhổ răng hàm dưới hay không, các khách mong muốn được tư vấn về khi nào nhổ răng hàm dưới, quy trình nhổ răng hàm dưới thế nào và nên ăn uống ra sao sau nhổ răng. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để nhận những giải đáp hữu ích.
Khi nào nhổ răng hàm dưới?
Răng là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, và chỉ có chỉ định nhổ răng khi không có cơ hội điều bảo tồn răng hoặc lợi ích của việc bảo tồn nhỏ hơn nguy cơ ảnh hưởng lên những bộ phận khác trên cơ thể. Trả lời cho câu hỏi khi nào nhổ răng hàm dưới, thì có một số trường hợp cần thiết phải nhổ răng hàm. Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng bao gồm: răng bị bệnh nha chu nặng, tiêu xương quá nhiều; răng đã điều trị tủy nhiều lần không khỏi, có biến chứng; răng gây biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết; răng ngầm gây biến chứng; răng thừa dị dạng; răng có chân gãy do sang chấn hoặc cần nhổ bớt răng hàm dưới để có chỗ để các răng khác dịch chuyển trong chỉnh nha.
Quy trình nhổ răng hàm dưới thế nào?
Giải đáp quy trình nhổ răng hàm dưới thế nào, sau đây là 4 bước cơ bản trong quy trình nhổ răng tại Nha khoa Nhân Tâm.
- Bước 1: Việc thăm khám và xét nghiệm trước nhổ là điều vô cùng cần thiết nhằm đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe cũng các vấn đề răng miệng đi kèm như sâu răng, cao răng, viêm lợi... đồng thời cho chụp phim X-quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, hướng mọc, xương hàm xung quanh. Nếu răng đang có tình trạng sưng, viêm ở chân, việc điều trị cũng cần được thực hiện trước khi bước vào cuộc mổ.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành gây tê. Chỉ định gây mê trong nhổ răng đôi khi cũng được đặt ra trong một số trường hợp.
- Bước 3: Phẫu thuật loại bỏ răng, tùy vào mức độ khó dễ của ca phẫu thuật mà thời gian cho giai đoạn này thông thường sẽ kéo dài từ 15 – 30 phút.
- Bước 4: Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được kê toa thuốc giảm sưng, giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng tại nhà để vết thương hồi phục nhanh chóng.
Giải đáp quy trình nhổ răng hàm dưới thế nào, sau đây là 4 bước cơ bản trong quy trình nhổ răng tại nha khoa Nhân Tâm
Chế độ ăn sau khi nhổ răng hàm dưới?
Chế độ ăn sau khi nhổ răng hàm dưới là điều mà khách hàng cần nắm rõ và thực hiện theo để có thể lành thương nhanh chóng và giảm đau. Trong những ngày đầu tiên sau nhổ răng, thức ăn mềm như bún, mì, cháo, sữa chua,… được khuyến khích vì loại thức ăn này dễ nuốt, đỡ mất công phải nhai nhiều. Các thức ăn mát, lạnh cũng có thể được sử dụng từ 2 đến 4 giờ sau khi phẫu thuật, sử dụng loại thức ăn này có thể làm các triệu chứng khó chịu như phù nề và đau nhức sau khi tan thuốc tê, đồng thời chúng còn có hiệu quả trong việc co mạch máu giúp giảm chảy máu tái phát. Sau nhổ răng khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thực phẩm đa dạng hơn. Ưu tiên số một là bổ sung những loại thức ăn giàu dinh dưỡng và vitamin nhằm đảm bảo việc phục hồi vết thương cũng như khôi phục cơ thể. Các loại thức ăn cứng, dai, giòn là những loại thực phẩm cần phải tránh trong những ngày đầu hậu phẫu vì khi nhai có khả năng tổn thương vùng răng vừa phẫu thuật. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều gia vị cũng cần hạn chế nhằm tránh thích vào vùng mổ, đồ ăn nóng tránh vì có khả năng làm giãn mạch máu, khiến cục máu đông tan ra, máu tiếp tục chảy ở vị trí mới nhổ răng. Nếu sử dụng thì chỉ nên ăn thức ăn ấm.
Chế độ ăn sau khi nhổ răng hàm dưới là điều mà khách hàng cần nắm rõ và thực hiện theo để có thể lành thương nhanh chóng và giảm đau
Nếu bạn đang có nhu cầu nhổ răng hàm dưới, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí cũng như trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.